Nguồn cá cơm Sạch – Vùng nắng Xanh – Bàn tay lành nghề – Ủ chượp 18 tháng – Chính danh nước Mắm Việt

Ninh Thuận được mệnh danh là vùng hoang mạc của Việt Nam, ít mưa, khô hạn kéo dài, trồng trọt gặp nhiều khó khăn, nhưng bù lại vùng biển Cà Ná là một trong những vùng biển Nước trồi quý hiếm trên thế giới với dòng nước lạnh, nhiều dinh dưỡng và đặc quánh di chuyển từ phía sâu lên vùng nước nông. Dòng nước này được tạo thành bởi sự tái sinh của các loài thực vật phù du – đây là nguồn thức ăn phong phú cho động vật biển, đặc biệt là cá. Với vị trí thiên thời địa lợi như thế cộng với sự chăm chỉ của người dân, làng nghề nước mắm đã xuất hiện hàng trăm năm trước, chắt lọc tinh túy từ nguồn cá cơm sạch, vùng nắng xanh, gió rát tạo ra từng giọt nước mắm ngon, đậm vị, mùi thơm đặc trưng.

Bạn đã từng băn khoăn về chai nước mắm trong căn bếp của mình?

Việc sản xuất nước mắm truyền thống phải trải qua giai đoạn ủ chượp với tỷ lệ 3 cá:1 muối tối thiểu 18 tháng để cho ra nước mắm có độ đạm từ 20 – 43% nhằm đảm bảo độ an toàn và dinh dưỡng. Với loại cao đạm hơn phải dùng công nghệ cô rút muối.

Trong khi nước mắm công nghiệp, hay còn được gọi là nước chấm, chỉ có một phần ít nước cốt cá pha với nước và các phụ gia, hương liệu theo công thức. Rồi đánh tráo thông tin bằng cách không ghi độ đạm trên nhãn mà thay bằng “hàm lượng protein” (ví dụ 62.5gN/l chỉ tương ứng với nước mắm 10 độ đạm). Một số khác lại thay thế bằng thông số đạm amin (phần trăm của đạm amin so với đạm tổng thường khá cao từ 40%-65%). Bên cạnh đó còn có những nhãn chai ghi độ đạm dưới 10 độ thì không được gọi là nước mắm vì nó thấp hơn tiêu chuẩn quy định độ đạm.***

Vậy, bạn đã sẵn lòng chọn nước mắm chính danh Việt, chuẩn và trung thực độ đạm để đảm bảo sức khỏe, lưu giữ tinh hoa ngàn đời!!!

5 độ

10 độ'

20 độ

30 độ

40 độ đạm
40 độ đạm